fbpx

Xử Lý Nền Đất Yếu Trong Xây Dựng? Cách Nhận Biết Nền Đất Yếu?

Khi xây nhà, nền móng là phần quan trọng nhất. Nền móng là phần chịu tải cho toàn bộ ngôi nhà, ảnh hưởng đến chất lượng nhà ở sau này. Vì vậy, cần xác định loại đất nền nhà bạn có phải đất nền yếu hay không. Sau đó, tìm cách xử lý đất nền yếu để đảm bảo chất lượng và tuổi thọ công trình. 

Đất nền yếu cần có biện pháp xử lý ngay để đảm bảo công trình xây dựng đạt chất lượng, an toàn

Nền đất yếu thường gặp ở các công trình trước đây là ao hồ cần san lấp hoặc sát ao hồ. Đất nền yếu là loại đất không đủ khả năng chịu lực công trình bên trên như nhà ở, đường xá,… ;dễ bị biến dạng dưới tải trọng của công trình. Đất nền yếu cần được xử lý để tránh bị lún, sập khi xây dựng công trình. Cần các kiến thức về chuyên môn khoa học lẫn thực tế để khắc phục tình trạng này, giảm sự cố không mong muốn trong xây dựng.

 

  • Xác định đất nền yếu

Các đất nền thường gặp trong thực tế là: đất sét yếu; đất cát yếu (cát chảy); bùn; than bùn và đất than bùn, đất bazan, đất đắp.Chủ nhà có thể xác định bằng mắt thường nếu biết các loại đất này trong thực tế.

Ngoài ra có thể xác định đất nền yếu thông qua các chỉ tiêu vật lý học:

  • Dung trọng: gW ≤ 1,7 T/m3
  • Hệ số rỗng : e ≥1.
  • Độ ẩm : W ≥40%.
  • Độ bão hòa : G ≥0,8.

Còn đối với chỉ tiêu cơ học, nền đất yếu là: 

  • Sức chịu tải bé là: R = (0,5 – 1)kG/ cm2
  • Modun biến dạng là: E0 ≤ 50 kG/cm2.
  • Hệ số nén là: a ≥ 0,01 cm2/kG
  • Góc ma sát trong là: fi ≤ 100
  • Lực dính (đối với đất dính) là: c ≤ 0,1 kG/cm2.

Cụ thể trong thực tế:

  • Đất sét yếu

Là các loại đất sét hay á sét tương đối chặt ở trạng thái bão hòa nước và cường độ của chúng thấp.

  • Đất cát yếu:

Gồm các loại cát mịn, kết cấu hạt rời rạc, có thể bị nén chặt hoặc pha loãng đáng kể, đôi khi có lẫn tạp chất. Loại đất này khi chịu tải trọng động thì chuyển sang trạng thái chảy nên cũng được gọi là cát chảy. Cát được hình thành tạo ở biển hoặc vũng, vịnh. 

  • Bùn:

Là sự pha trộn nước, đất á sét, bột và sét cùng các tạp chất khác. Bùn luôn có độ ẩm vượt quá giới hạn chảy và hệ số rỗng e > 1 đối với cát pha sét và sét pha cát và e > 1,5 đối với sét. Bùn chỉ liên quan với các chỗ chứa nước, là các trầm tích mới lắng đọng, no nước và rất yếu về mặt chịu lực. Việc xây dựng các công trình trên bùn chỉ có thể thực hiện sau khi đã tiến hành các biện pháp xử lý nền.

  • Đất bùn, than bùn:

Than bùn là loại đất bị nén lún lâu dài, không đều và mạnh nhất. Khi xây dựng ở những vùng đất than bùn, cần áp dụng các biện pháp : làm đai cốt thép, khe lún, cắt nhà thành từng đoạn cứng riêng rẽ, làm nền cọc, đào hoặc thay một phần than bùn           

  • Đất bazan:

Hiện nay ở Việt Nam có gần 3 triệu hecta đất đỏ bazan. Loại đất này có khả năng thấm hút cao. Dễ bị lún sập. Dung trọng khô be.

  • Đất đắp:

Đất này xuất hiện do con người tạo ra. Đất này phân bố đứt đoạn và có thành phần không thuần nhất. 

 

  • Các biện pháp xử lý nền đất yếu thường xuyên được sử dụng trong xây dựng

Phương pháp bấc thấm: 

Bấc thấm là vật liệu sử dụng nhiều trong xây dựng. Bấc thấm được sử dụng để giảm độ rỗng, độ ẩm của đất yếu. Nói cách khác, bấc thấm giúp dẫn nước từ dưới lòng đất lên hoặc từ phương ngang lên. Cấu tạo bằng lõi nhựa Plastic được bọc quanh lớp vải địa kỹ thuật. Phương pháp bấc thấm là sử dụng thấm để dẫn nước dưới lòng đất lên mặt đất. Nền đất yếu được thoát nước giúp tăng quá trình cố kết, tăng khả năng chịu tải trọng của nền đất. 

Ứng dụng bấc thấm đứng để xử lý đất nền yếu

 

Phương pháp cọc cát:

Phương pháp sử dụng cọc cát (phương pháp hóa học) khác với sử dụng các cọc bê tông, cọc gỗ, cọc tre (phương pháp cơ học). Cát được ép chặt xuống lòng đất nhờ ống thép tạo lỗ. Cột cát giúp thấm nước, tăng cố kết đất và làm độ lún của đất ổn định. Cột cát được cho là một bộ phận của nền móng vì nó tiếp nhận tải trọng và truyền xuống đất nền. Tuy nhiên chỉ nên dùng phương pháp cọc cát khi đất nền yếu có độ dày 3m trở lên. Tránh dùng cọc cát ở đất nền quá nhão hoặc đất nền mỏng hơn 3m.

Phương pháp cọc cát giúp lỗ rỗng trong đất thoát ra nhanh và giảm độ lún

 

Sử dụng cọc xi măng, cọc vôi, cọc đất:

Hiện nay, nhiều công trình nhà ở có đất nền yếu thường sử dụng cọc xi măng, cọc đất để gia cố nền. Cọc vôi dùng để nén các lớp đất yếu được chặt hơn như than bùn, đất sét pha nhão. Cọc xi măng, đất có khả năng xử lý lên đến 50m từ cát khô đến đất bùn, nền ngập nước.

Sau thi công cọc xi măng đất độ lún còn lại rất nhỏ và không cần chờ nền đất cố kết

Sử dụng đệm cát:

Đây là phương pháp khắc phục nền đất yếu dưới 3m đơn giản, được nhiều nhà thầu sử dụng. Bằng cách thay toàn bộ lớp đất yếu sát mặt nền thành lớp cát sỏi. Phương pháp dù đơn giản nhưng có hiệu quả kỹ thuật cao. Đệm cát giúp truyền tải trọng từ công trình phía trên xuống lớp đất yếu bên dưới. Đệm cát giúp tăng khả năng chịu tải trọng của đất, tăng độ ổn định.

Phương pháp dùng đệm cát được nhiều nhà thầu áp dụng để xử lý nền đất yếu

 

Click Đăng ký hoặc Gọi ngay để nhận tư vấn miễn phí & nhiều ưu đãi hấp dẫn khác từ ADA

Với dịch vụ tư vấn thiết kế – thi công chuyên nghiệp & uy tín, công ty kiến trúc AdArchitect luôn đặt cảm nhận của khách hàng lên hàng đầu và luôn cam kết mang đến quý khách hàng những công trình đẹp, sang trọng, chất lượng với giá thành hợp lý nhất TPHCM. Đội ngũ hỗ trợ tư vấn cùng với những kiến trúc sư tâm huyết và tài năng của AdArchitect luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn mọi lúc mọi nơi.

YOUR COMMENT

0965 796 075