fbpx

Các Loại Móng Trong Xây Dựng Hiện Được Sử Dụng Nhiều

Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần lưu ý khi xây nhà. Chịu trách nhiệm về các tải trọng tác dụng trực tiếp lên toàn bộ ngôi nhà, giúp đảm bảo công trình chịu được áp lực trọng trường của từng tầng của tòa nhà. Tùy theo tải trọng và chiều cao của công trình mà sử dụng loại móng phù hợp và an toàn. Đối với các công trình nhà ở thấp tầng nhỏ như nhà phố hay biệt thự thì phần móng không quá phức tạp. Trừ những dự án nằm trên nền đất yếu. Dưới đây là các loại móng trong xây dựng được sử dụng nhiều ở Việt Nam. Và còn tùy thuộc vào địa hình và nền đất mà lựa chọn được loại móng nhà thích hợp.

1. Các loại móng trong xây dựng: Móng cọc

– Phần mô tả: Là loại móng gồm nhiều cọc gỗ cắm sâu dưới nền đất. Hai bộ phận dễ dàng nhận biết đó là đài móng và cọc. Tác dụng là để truyền tải trọng lực từ công trình trên xuống các lớp đất dưới của móng. Vì đặc điểm đất Việt Nam đa số nền đất yếu nên cần gia cố trước khi thi công làm móng. Nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng. Khi đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu.

các loại móng khi xây dựng: Hình ảnh thực tế phần móng cọc khi thi công

Hình ảnh thực tế phần móng cọc khi thi công

Ngày nay nhà thầu thường sử dụng cọc bê tông cốt thép. Bằng phương pháp cọc xuống nền đất tốt. Không như móng băng, móng bè và móng đơn chỉ xây dựng được các công trình từ 1-3 tầng. Nhưng móng cọc lại thích hợp với những địa hình có nền đất rất yếu. Mà các loại móng khác không thực hiện được.

– Phần cấu tạo: gồm 2 phần là đài cọc và cọc

  • Đài cọc: được chia thành 2 loại chính (móng đài thấp và móng đài cao). Là sự liên kết các cọc đứng gần nhau. Chịu tải trọng trực tiếp từ cột và có tác dụng phân bổ đều lực lên các đầu cọc.

Chi tiết cấu tạo móng cọc về các loại móng trong xây dựng

Chi tiết cấu tạo móng cọc về các loại móng trong xây dựng

  • Cọc: gồm các loại cọc kết hợp với nhiều vật liệu (cọc ma sát, cọc gỗ, cọc thép, cọc bê tông, cọc khoan). Là bộ phận tiếp nhận và truyền tải trọng công trình xuống nền đất tốt. Nhà thầu có thể sử dụng một là lớp sỏi đá dưới sâu, thông qua phần mũi cọc. Hai cũng có thể là thông qua ma sát giữa mặt bên của cọc với nền đất xung quanh. 

– Sức tải của cọc: Phủ thuộc và sức chịu tải vật liệu và nền đất mà cọc đi qua

  • Sức chịu tải vật liệu: Là khả năng chịu lực mà khối bê tông cốt thép trong cọc có thể chịu được và không bị phá hủy (nứt hay vỡ).
  • Sức chịu tải của nền đất: có khả năng chống lại sự lún của cọc dưới tác động của công trình phía trên. Sức chịu tải lớn nhất của nền đất mà cọc đi qua sẽ bằng với tải trọng từ cột truyền xuống cọc. Sao cho độ lún của cọc bằng với giới hạn cho phép về lún
  • Sức chịu tải được lấy để tính toán chịu lực của cọc sẽ luôn nhỏ hơn sức chịu tải vật liệu và của nền đất mà cọc đi qua. Khi thi công, lực ép đầu cọc tối thiểu cần lớn hơn 2 lần sức chịu tải tính toán của cọc.

Tham khảo ngay: Những điều cần phải lưu ý khi thi công xây dựng tại đây

 

2. Các loại móng trong xây dựng: Móng bè

– Phần mô tả: còn gọi là móng nền. Đảm nhiệm chức năng tải trọng của công trình vào nền đất. Giúp công trình chịu được sức ép của các khối vật chất nằm ở bên trên. Cũng như đảm bảo sự chắc chắn an toàn cho toàn công trình. Hệ kết cấu móng sử dụng dầm và sàn bê tông cốt thép phủ khắp bề mặt xây dựng công trình. Móng bè cấu tạo và hoạt động như một hệ dầm sàn các tầng phía trên lạt ngược lại.

các loại móng khi xây dựng: Hình ảnh thực tế phần móng bè khi thi công

Hình ảnh thực tế phần móng bè khi thi công

– Phần cấu tạo: gồm 2 bộ phận là dầm móng và sàn móng.

  • Về dầm móng có kích thước hình chữ nhật. Chạy qua chân cột và chịu tải trọng trực tiếp từ cột truyền xuống. Dầm móng là bộ phận chính của hệ kết cấu móng bè.
  • Về sàn móng: phủ kín bề mặt công trình trong phạm vi của lưới cột, dầm móng. Phủ rộng ra phía ngoài hệ dầm tại các vị trí dầm, cột ngoài cùng. Cốt thép sàn móng bè bắt buộc phải đặt 2 lớp. Cách bố trí ngược lại so với hệ dầm sàn các tầng nổi phía trên.

Chi tiết cấu tạo móng bè về các loại móng trong xây dựng

Chi tiết cấu tạo móng bè về các loại móng trong xây dựng

– Sức chịu tải móng bè: Móng bè được sử dụng dành cho các công trình thấp tầng. Trên nền đất yếu đã qua xử lý nền hoặc sử dụng. Dành cho các công trình có tầng cao tầm trung (khoảng 8 tầng) trên các nền đất tốt. Phụ thuộc vào cường độ các lớp đất nền và diện tích móng phủ trên bề mặt đất nền.

Tham khảo ngay: Kinh nghiệm làm việc với thiết kế nhà ở hiệu quả tại đây

 

3. Các loại móng trong xây dựng: Móng băng

– Phần mô tả: có dạng một đường dài. Có thể độc lập hoặc cắt nhau để đỡ tường hoặc hàng cột. Việc thi công móng bằng thường là việc đào móng quanh khuôn viên công trình. Hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó. Nhưng móng băng lại tốn chi phí cao hơn móng đơn nhiều. Có thể sử dụng cọc bê tông cốt thép hoặc cọc cừ tràm để gia cố nền đất trước giúp chịu lực cao hơn. 

các loại móng khi xây dựng: Hình ảnh thực tế phần móng băng khi thi công

Hình ảnh thực tế phần móng băng khi thi công

– Phần cấu tạo: gồm 2 phần

  • Dầm móng băng cấu tạo hoàn toàn giống với dầm móng bè
  • Bản móng băng chạy dọc theo các đường nối chân cột hoặc tường chịu lực. Và mở rộng sang 2 bên theo chiều rộng thiết kế. Cốt thép bản móng băng chỉ cần bố trí 1 lớp phía đáy móng.

Chi tiết cấu tạo móng băng về các loại móng trong xây dựng

Chi tiết cấu tạo móng băng về các loại móng trong xây dựng

– Sức chịu tải móng băng:

  • Móng băng chỉ nên sử dụng cho các công trình thấp tầng và nhà ở gia đình.
  • Sức chịu tải trọng móng băng cũng gần giống như móng bè. Nhưng khả năng chịu lún của móng băng không tốt do diện tích móng phủ trên đất nền nhỏ hơn.

 

4. Các loại móng trong xây dựng: Móng đơn

– Phần mô tả: là móng chịu một cột lớn hoặc là 1 chùm các cột đứng gần nhau với tác dụng chịu lực. Sản phẩm được sử dụng để gia cố hay xây dựng các công trình có tải trọng tương đối nhẹ như: nhà kho, nhà từ 1 đến 4 lầu, nhà dân sinh

các loại móng khi xây dựng: Hình ảnh thực tế phần móng đơn khi thi công

Hình ảnh thực tế phần móng đơn khi thi công

– Phần cấu tạo: là 1 trụ dài được làm bằng thép và bê tông. Đối với nền đất thịt, nhiều bùn lầy. Đất yếu thì phần đáy móng sẽ được đặt lên 1 lớp đất pha đá. Với chiều sâu ít nhất 1m để đảm bảo.

Chi tiết cấu tạo móng đơn về các loại móng trong xây dựng

Chi tiết cấu tạo móng đơn về các loại móng trong xây dựng

– Sức chịu tải móng đơn: với những công trình sử dụng loại móng này, người ta gia cố thêm bằng dầm móng (dầm móng có trọng lượng tùy thuộc vào vị trí thi công và phương tiện hỗ trợ như xe nâng, máy cẩu,…) và được đặt thẳng hàng hoặc là cắt nhau, như vậy sẽ có tác dụng giằng các móng đơn tránh hiện tượng bị lún giữa các đài móng.

Tham khảo ngay: Chia sẻ kinh nghiệm cải tạo nhà ở giúp tiết kiệm chi phí cho bạn tại đây

 

Đội ngũ hỗ trợ tư vấn cùng với những kiến trúc sư tâm huyết và tài năng của AdArchitect luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn mọi lúc mọi nơi bởi hoàn thành mong muốn của bạn là hạnh phúc của chúng tôi.

Click Đăng ký hoặc Gọi ngay để nhận tư vấn miễn phí & nhiều ưu đãi hấp dẫn khác từ ADA

Với dịch vụ tư vấn thiết kế – thi công chuyên nghiệp & uy tín, công ty kiến trúc AdArchitect luôn đặt cảm nhận của khách hàng lên hàng đầu và luôn cam kết mang đến quý khách hàng những công trình đẹp, sang trọng, chất lượng với giá thành hợp lý nhất TPHCM. Đội ngũ hỗ trợ tư vấn cùng với những kiến trúc sư tâm huyết và tài năng của AdArchitect luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn mọi lúc mọi nơi.

YOUR COMMENT

0965 796 075